LỜI CHÚA
Người ta tụ họp đông đảo. Từ khắp các thành thị, người ta kéo đến cùng Đức Giê-su. Bấy giờ Người dùng dụ ngôn mà nói rằng: “Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm”. Nói xong, Người hô lên rằng: “Ai có tai nghe thì nghe.”
Các môn đệ hỏi Người dụ ngôn ấy có ý nghĩa gì. Người đáp: “Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa; còn với kẻ khác thì phải dùng dụ ngôn để chúng nhìn mà không nhìn, nghe mà không hiểu.
“Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả.
SUY NIỆM
Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy hình ảnh của một người gieo giống hết sức lạ đời. Ông chẳng giống như bao người nông dân bình thường. Ông phung phí hạt giống mình có trên mọi mảnh đất. Bất luận đất tốt hay xấu, trên đá hay trong bụi gai, bên vệ đường hay dưới ruộng sâu, ông chẳng tiếc xót mà cứ hào phóng vung vãi hạt giống của mình.
Người gieo giống lạ đời này không ai khác chính là Thiên Chúa. Tình yêu của Người bao la, rộng lượng đến độ Người không tiếc xót gieo vãi hạt giống tình thương trên khắp mặt đất này. Bất luận tâm hồn con người tốt xấu ra sao, cỗi cằn với đủ thứ ganh ghét đố kị, hay trở nên thù địch với Người thế nào, Người vẫn miệt mài gieo vãi hạt giống tình thương, sự tha thứ vào lòng nhân thế.
Dụ ngôn hôm nay nói về hạt giống và người gieo giống, nhưng điểm nhấn chính là môi sinh mà hạt giống ấy rơi xuống.
Hạt giống rơi bên vệ đường ám chỉ những kẻ nghe lời Chúa nhưng lại bỏ ngoài tai. Vì họ bị thu hút mạnh mẽ bởi những phù phiếm, thú vui trần tục xung quanh mình. Họ đắm chìm trong cám dỗ, tội lỗi và dần quên lãng Chúa.
Hạt rơi vào khe nứt đá như những người đón nhận lời Chúa với lòng nhiệt thành và sự hoan hỉ. Hạt giống ấy tuy nảy mầm sinh sôi, nhưng chiếc rễ đức tin lại không thể lan tỏa và cắm sâu trong lòng, khiến họ dần trở nên yếu mềm. Chỉ gặp chút trắc trở, gian truân cũng khiến họ dễ dàng bị khuất phục như mầm cây mới mọc héo úa đi chỉ vì thiếu nước. Họ đại diện cho các tín hữu thời kì Giáo Hội sơ khai, những người đã từ bỏ Thiên Chúa dưới sự đàn áp bách hại vì đạo.
Hạt rơi vào giữa bụi gai là hình ảnh những người lắng nghe và vâng theo Lời Chúa, nhưng họ dần bị những lo toan thế tục ngày một bào mòn tinh thần. Họ cố gắng bồi đắp đời sống đức tin, nhưng ngày qua ngày, họ chán nản vì bị chi phối bởi các mối lo tiền tài, vật chất, các nhu cầu xã hội cũng như mải miết tìm kiếm sự khoái lạc, Lời Chúa dần chết đi trong họ. Hình ảnh này có thể nhìn thấy qua phần lớn các tín hữu thời đại ngày nay.
Cuối cùng, hạt giống rơi vào đất tốt như những con chiên lắng nghe lời Chúa với tấm lòng rộng mở và hoàn toàn vâng phục thánh ý Ngài. Lời Chúa cắm rễ sâu vào lòng họ, làm cho đức tin của họ thêm tròn đầy và sinh hoa kết quả.
Khi các môn đệ hỏi Người về ý nghĩa của dụ ngôn, Ngài đáp: “Anh em thì được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Thiên Chúa.” (Lc 8,11). Tại sao họ được hưởng đặc ân này? Bởi họ là môn đệ của Chúa Giê-su, là những người luôn sẵn sàng lắng nghe và vâng theo Lời Ngài. Còn những kẻ khác chỉ nghe cách phiến diện. Họ nhìn nhưng không thấy, nghe nhưng không hiểu. Bởi họ nghe với tâm thế không sẵn sàng đón nhận. Họ e sợ một khi nghe thấu lời mời gọi của Chúa và phải thực thi ý Ngài thì sẽ khiến “cuộc sống ổn định” của họ hoàn toàn đảo lộn, họ không sẵn sàng đánh đổi để đón nhận và trổ sinh hạt giống tốt lành.
Nhớ lại khi xưa Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên, ngay khi nghe tiếng Chúa gọi, các ông sẵn sàng quăng thuyền bỏ lưới, rời xa gia đình, ra đi khỏi vùng an toàn của mình để đến bên Ngài. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của nhìn và nghe.
“Lạy Cha, nhờ cái chết của Con Cha trên thập giá, xin Cha mở lòng trí chúng con để chúng con hiểu biết lời của Cha. Xin cho chúng con đừng sợ hãi kinh nghiệm mới mẻ này, nhưng sống nó một cách kiên nhẫn, với sự chắc chắn rằng Cha đang dẫn đưa chúng con ngay cả qua những khoảnh khắc thinh lặng, khô khan, mệt mỏi, và cảm giác bị bỏ rơi, bởi vì Cha vĩ đại hơn chúng con, và tâm hồn chúng con chỉ được an nghỉ trong Cha mà thôi.” (ĐHY Carlo Maria Martini)
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://livingspace.sacredspace.ie/o2247g/
—-//—-//—–
We saw yesterday that Jesus was going around preaching the Good News of the Kingdom, accompanied by his twelve chosen disciples and a number of women who supported the work. Jesus, we are told, is surrounded by people who have come from every nearby city. There is an intimation of universality, ‘catholicism’, about the message he is going to give.
We are given an example of some of the teaching that he was giving them. It takes the form of a parable, the well-known parable of the sower. As in Matthew’s version, the parable is told in two stages. The first is the parable itself. The emphasis is on the sower sowing. He scatters the seed all over – as Jesus is now doing with the people. Some of it falls on the path, some on rocks, some among brambles and some on good soil.
It describes a typical situation in Palestine at the time. The field was largely a public place, at least while it was fallow. So there were paths meandering across it where people took short cuts. The land was not very fertile so there were pieces of rock jutting out of the soil. In the fallow season, it was not looked after and wild plants like brambles grew up. Also, unlike other farming cultures, the sowing took place before the ploughing.
The central message is that, even though some of the seed that the sower plants will wither and die, there is some which will find fertile soil and flourish. So it is with the Word of God and the Word of Jesus. It is a message of confidence and hope for the future of the Kingdom. In the Gospel, it is Jesus’ disciples who are the fertile soil.
As he finished the parable Jesus called out to all, inviting them to hear. He did not mean that they just physically hear. They are meant to listen carefully, to assimilate fully and to implement effectively all that he says. He is the Sower, the seed is the Word, those spoken to are the soil.
Clear and all as it is, the disciples ask for an explanation of the parable. Jesus tells them that the inner secrets of the Kingdom are for them. Why this privilege? Because they are disciples, because they are followers, because they are ready to listen. The rest hear in parables and only in parables: seeing, they do not see; hearing, they do not understand. They do not really want to see or hear because, as the Gospel says elsewhere, if they were to see and understand, they would have to turn their lives around and they are not ready for that.
The disciples are those who have done just that; they have left their boats, their nets and their families, their security and gone with Jesus. That is what seeing and hearing means.
Then follows the explanation which really carries the original parable further than its simple message. In fact, it becomes more like an allegory where each part has a meaning of its own rather than the one point that a parable normally makes. And, whereas in the parable the emphasis was on the sower, here the emphasis is very much on the soil which receives the seed. Each example is made to represent a particular way in which the message is received or not.
The seed that falls on the path is like those who hear the word but it is snatched away from them before they have even a chance to respond. The overwhelming pagan world around them was just too strong an attraction.
The seed that falls on the rock where there may be some moisture in the crevices is like those who hear the word with great enthusiasm and joy (a favourite Lucan term). But they are not able to put down any long-lasting roots and, at the first hint of opposition or temptation, they fall away. They represent the many early Christians who must have given up under the pressures of persecution.
The seed that falls among the brambles represents those who do hear and accept the word. But, gradually the pressure of the secular world and its values is too much. They try to live in both worlds at once but are gradually choked up with concerns about money and material and social wants and the pursuit of pleasure. Eventually, the word dies in them. Many Christians today could identify with this group.
The seed that falls on good soil represents those who hear the word in all openness and accept it fully. The word takes root deep within them and overflows in all kinds of good works.
It is quite clear to which group we are called to belong. To which one, in fact, should I honestly identify myself?