LỜI CHÚA
Sau đó, nhân dịp lễ của người Do-thái, Đức Giê-su lên Giê-ru-sa-lem. Tại Giê-ru-sa-lem, gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Hồ này có năm hành lang. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, chờ cho nước động. Ở đó, có một người đau ốm đã ba mươi tám năm. Đức Giê-su thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, thì nói: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” Bệnh nhân đáp: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Đức Giê-su bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được.
Hôm đó lại là ngày sa-bát. Người Do-thái mới nói với kẻ được khỏi bệnh: “Hôm nay là ngày sa-bát, anh không được phép vác chõng!” Nhưng anh đáp: “Chính người chữa tôi khỏi bệnh đã nói với tôi: ‘Anh hãy vác chõng mà đi!'” Họ hỏi anh: “Ai là người đã bảo anh: ‘Vác chõng mà đi’?” Nhưng người đã được khỏi bệnh không biết là ai. Quả thế, Đức Giê-su đã lánh đi, vì có đám đông ở đấy. Sau đó, Đức Giê-su gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh. Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.
SUY NIỆM
Chúng ta hãy cùng chú ý đến từ “đau ốm” mà trình thuật Gioan ghi chép lại khi nói về chứng bệnh của người đàn ông được Chúa Giêsu chữa lành hôm nay. “Đau ốm” là một từ nói chung về bệnh tật, hoặc tình trạng không đủ sức khỏe. Chúng ta không biết anh bị chứng bệnh cụ thể gì, nhưng chúng ta có thể thấy rõ “đau ốm” đã gây ra cho anh những hậu quả gì. Qua lời phân trần của anh, hẳn là anh đã bị liệt và anh cũng chẳng có người thân, bạn bè nào. Có lẽ cách di chuyển duy nhất của anh là dùng sức để lê lết từng chút một. Anh đã đau ốm suốt 38 năm, nên dù chỉ là “lết” thôi chắc cũng là một đòi hỏi rất lớn với anh. Anh không chỉ phải chịu dằn vặt về nỗi dau thể xác, mà còn cả về tinh thần trước sự thờ ơ lạnh lùng của bao người xung quanh suốt ngần ấy năm, và hẳn anh cũng đã phải chịu bao ánh mắt khinh chê, bao lời dè bỉu xa lánh.
Đến đây, dường như chúng ta có thể nhận ra “đau ốm” như một hình ảnh biểu trưng cho hậu quả của tội lỗi trong cuộc sống chúng ta. Khi chúng ta phạm tội, chúng ta cũng đang làm cho chính mình mất khả năng đi lại bình thường, bị “bại liệt”. Tội lỗi chôn vùi cuộc sống của chúng ta và hậu quả rõ ràng nhất đó là chúng ta không thể đứng dậy và bước đi trên con đường của Chúa nữa. Đặc biệt là tội trọng khiến chúng ta không thể yêu và sống trong tự do đích thực. Tội lỗi khiến chúng ta rơi vào bẫy và không thể chăm sóc cho đời sống linh hồn của mình hay người khác. Chúng ta cần phải thấy được hậu quả của tội lỗi. Thậm chí tội nhẹ cũng che đi khả năng của chúng ta, tước đi năng lượng, và khiến chúng ta què quặt về mặt linh hồn.
Mong rằng bạn biết điều đó và nó không xa lạ với bạn. Nhưng điều mới mẻ bạn cần biết đó là trung thực thú nhận tội lỗi hiện tại của mình. Bạn phải thấy được chính mình trong câu chuyện đó. Đức Giê-su không chữa anh bại liệt chỉ vì để anh khỏi bệnh mà sống khỏe mạnh. Mà phần nào đó, Ngài chữa anh ta để nói với bạn rằng: Ngài trông thấy tình cảnh bại liệt khốn khổ vì tội lỗi của bạn. Ngài trông thấy bạn cần được chữa lành, Ngài nhìn vào bạn và bảo bạn hãy trỗi dậy mà đi. Bạn đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc chấp nhận cho Ngài chữa lành đời mình. Bạn cũng đừng thờ ơ mà chẳng nhận ra được rằng ngay cả tội nhỏ nhất cũng đè nặng lên bạn. Bạn hãy nhìn thẳng vào tội lỗi của mình, hãy để Đức Giê-su nhìn thấy tội lỗi của bạn và lắng nghe lời cứu rỗi của Ngài.
Hôm nay, hãy suy ngẫm về cuộc gặp gỡ đầy quyền năng giữa người bại liệt và Đức Giê-su. Đặt chính bản thân mình vào khung cảnh đó và biết rằng việc cứu chữa đó cũng dành cho bạn. Nếu bạn vẫn chưa làm điều đó vào Mùa Chay này, bạn hãy đến với tòa giải tội mà thú nhận để có thể nhận ra được Đức Giê-su đang cứu chữa bạn qua bí tích Hòa Giải. Xưng tội là đáp án cho sự tự do đang chờ đợi bạn, đặc biệt là khi được thực hiện cách trung thực và trọn vẹn.
Lạy Chúa, xin tha thứ mọi tội lỗi con. Con mong muốn thấy được tội lỗi con và thừa nhận hậu quả của những tội ấy. Con biết rằng Ngài luôn muốn giải thoát con khỏi những gánh nặng tội lỗi này trị tận căn nguyên tội lỗi. Lạy Chúa, xin ban cho con can đảm thú nhận tội lỗi con với Ngài, đặc biệt là qua bí tích Hòa Giải. Lạy Chúa Giê-su, con tín thác vào Ngài. Amen!
——
Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://mycatholic.life/books/catholic-daily-reflections-series/lent-and-easter-reflections/5-fourth-week-of-lent/
Let’s look at one of the clear symbolic meanings of this passage above. The man Jesus healed was paralyzed, being unable to walk and take care of himself. Others neglected him as he sat there by the pool, hoping for kindness and attention. Jesus sees him and gives him His full attention. After a short dialogue, Jesus cures him and tells him to rise and walk.
One clear symbolic message is that his physical paralysis is an image of the result of sin in our lives. When we sin we “paralyze” ourselves. Sin has grave consequences on our lives and the clearest consequence is that we are left unable to rise and then walk in the ways of God. Grave sin, especially, renders us powerless to love and live in true freedom. It leaves us trapped and unable to care for our own spiritual lives or for others in any way. It’s important to see the consequences of sin. Even minor sins hinder our abilities, strip us of energy, and leave us spiritually crippled to one extent or another.
Hopefully you know this and it is not a new revelation to you. But what must be new to you is the honest admission of your current guilt. You must see yourself in this story. Jesus did not heal this man only for the good of this one man. He healed him, in part, to tell you that He sees you in your broken state as you experience the consequences of your sin. He sees you in need, looks at you and calls you to rise and walk. Do not underestimate the importance of allowing Him to perform a healing in your life. Do not neglect to identify even the smallest sin which imposes its consequences upon you. Look at your sin, allow Jesus to see it, and listen to Him speak words of healing and freedom.
Reflect, today, upon this powerful encounter this crippled man had with Jesus. Put yourself into the scene and know that this healing is also done for you. If you have not done so already this Lent, go to Confession and discover Jesus’ healing in that Sacrament. Confession is the answer to the freedom that awaits you, especially when it is entered into honestly and thoroughly.
Lord, please forgive me for my sins. I desire to see them and to acknowledge the consequences they impose upon me. I know that You desire to free me from these burdens and to heal them at the source. Lord, give me courage to confess my sins to You, especially in the Sacrament of Reconciliation. Jesus, I trust in You.