LỜI CHÚA
“Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
“Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
SUY NIỆM
Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.
Đối với nhiều người, ngay cả những người tự nhận mình là Kitô hữu, thì đây có thể xem là một trong những điều dạy khó khăn nhất trong Phúc Âm. Nó dường như thể hiện một chủ nghĩa lý tưởng phi thực tế và chẳng thể nào đạt được.
Ngày nay, chúng ta sống trong một thế giới khắp nơi đâu đâu cũng có ẩu đả, khủng bố, tranh chấp kiện tụng ngày càng nhiều, bạo lực và giết người từ những cuộc tấn công luôn nhằm vào người vô tội, để lại cho họ những nỗi ám ảnh mất mát đau thương. Chẳng lẽ cứ thế mà bỏ qua cho những điều ác đó? Vậy điều Chúa Giêsu dạy có hợp lí và hợp thời đại chăng?
Chúng ta có thể cảm thấy rằng lời dạy này của Thầy Giêsu là một điều gì đó hoàn toàn vượt quá khả năng của chúng ta, rằng nó đòi hỏi một ý chí vô cùng mạnh mẽ, và có vẻ như nó đang dung túng cho kẻ ác, khiến cho họ lại càng hành xử tệ hơn. Trong Cựu ước, căm thù kẻ bất lương được xem là đúng đắn. Nhưng Chúa Giê-su lại dang rộng vòng tay yêu thương cho cả kẻ thù và kẻ bắt bớ.
Từ quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần hiểu rõ ở đây là chữ “yêu”. Yêu ở đây không phải là thứ tình cảm như giữa nam và nữ, hoặc như giữa những người bạn thân. Yêu mà Chúa Giêsu muốn nói ở đây là một thái độ yêu mến, quan tâm tốt lành đối với người khác với mong muốn người đó được khoẻ mạnh, hạnh phúc.
Thực vậy, đây chính là kiểu tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Nó là thứ tình yêu một chiều, chẳng trông mong được đáp lại. Chúa yêu thương tất cả chúng ta từng người một, không phân biệt hay loại trừ ai cả. Ngài ước mong mỗi người chúng ta được cảm nếm thứ tình yêu đó. Ngài ước mong mỗi người chúng ta được sống một cách tròn đầy nhất. Tình yêu của Ngài thường không được đáp lại, và cũng thường hay bị chối từ hoặc bỏ quên. Tình yêu vô bờ ấy như người Cha nhân hậu mỏi mòn chờ đợi đứa con hoang đàng trở về. Tình yêu kiên nhẫn, tình yêu đợi chờ sự biến đổi, và nhờ được yêu mà đối tượng được biến đổi.
Có hai cách chúng ta có thể lựa chọn để đối phó với kẻ thù. Một là phải khiến cho họ bị tổn thương gấp bội, phải trả đũa lại hoặc cố gắng “xoá sổ” họ. Hai là dùng mọi phương cách để cảm hoá họ.
Vấn đề của chúng ta, ấy là chúng ta hay có xu hướng tập trung quá nhiều vào chính mình, vào những nhu cầu tức thời của bản thân mà xem nhẹ nhu cầu của kẻ khác. Và khi chúng ta thù ghét hay trả thù nghĩa là chúng ta đang tập trung về mình, đang chăm chăm vào những nhu cầu cảm xúc nội tại bên trong của chính mình. Yêu thương như Chúa yêu là tập trung vào kẻ khác chứ không phải chính mình. Chúng ta chỉ có thể làm được điều này nếu chúng ta có một nội tâm vững vàng và biết chấp nhận chính con người thật của mình. Lúc đó, chúng ta sẽ chẳng còn phải lo lắng người khác nói gì về ta hay họ làm gì ta cả. Và khi ấy, chúng ta có thể hướng sự chú ý của chúng ta đến người khác nhiều hơn, đến những người đang thù ghét hay làm hại ta hơn. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi tại sao những người ấy lại hành động như vậy? Điều tổn thương bên trong nào dẫn họ đến cách hành xử như vậy? Với những suy nghĩ đó, chúng ta đang bắt đầu quan tâm đến “kẻ thù” của chúng ta, và cũng bước đầu “yêu kẻ thù” của chúng ta rồi đấy. Và, đây chẳng phải là một cách giải quyết vấn đề tốt hơn sao? “Yêu kẻ thù” sẽ mang lại cho chúng ta sự bình an nội tâm, sẽ chữa lành và hàn gắn những tổn thương, rạn nứt trong họ cũng như trong chính bản thân con người chúng ta.
Chúa Giê-su không hề yêu cầu chúng ta làm điều gì đó “phi tự nhiên”. Chúng ta không tự nhiên muốn ghét hoặc bị ghét. Chúng ta muốn yêu và được yêu. Chúng ta thấy nhiều nơi trên thế giới, trong nhiều năm qua, đã diễn ra quá nhiều đau thương và mất mát bởi vòng xoáy không bao giờ có hồi kết của hận thù và báo thù.
Cách duy nhất để phá vỡ vòng xoáy này là làm theo lời khuyên của Chúa Giê-su. Làm theo lời khuyên ấy không phải là luyện tập một ý chí sắt đá để làm một điều cực kì khó khăn, nhưng là nâng lối tư duy thông thường của ta lên mức độ sâu sắc nhất, để nhìn mọi thứ như cách Chúa nhìn. Một khi chúng ta làm như thế, thì “yêu kẻ thù”, “làm ơn cho kẻ ghét”, “chúc lành cho kẻ nguyền rủa” và “cầu nguyện cho kẻ vu khống” sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngày hôm nay, sau khi đọc bài suy niệm này, mời bạn nhìn lại ngày sống hôm nay, với những người mà chúng ta gặp gỡ. Có điều gì làm ta buồn phiền? Ta đã đối xử với họ ra sao? Có giống với gì Chúa dạy ở trên chưa?
Và rồi, một ngày mới sẽ lại bắt đầu, xin Chúa ban cho con ơn bắt đầu, và lại bắt đầu…
—-//—-//—–
Biên dịch: Nhóm Bạn Đường Linh Thao
Nguồn: https://livingspace.sacredspace.ie/o2235g/
For many people, even those who identify themselves as Christians, this may be one of the most difficult passages in the Gospel. It seems to express an idealism that is totally unrealistic and unattainable.
We live today in a world of great violence, of terrorism, of increasing litigation – suing and counter-suing, violence and murder, of vicious vendettas often stirred up in the tabloid press and other media, the horror of terrorist attacks on the innocent. Are these things not to be avenged?
Where do Jesus’ words fit in? It may be worth noting that the passage (in the original – not in today’s reading) begins: “I say this to you who are listening.” In order to understand what Jesus is really saying to us, we have to put aside our prejudices and assumptions and really listen to what he is saying. This passage, in particular, is one where we are likely to react emotionally.
“Love your enemies, do good to those who hate you, bless those who curse you, pray for those who treat you badly.” We may feel that to follow this teaching is to try something which is totally beyond our capacity, that it would require a tremendous amount of will-power and that it would only encourage those people to behave even worse. In the Old Testament hatred of evildoers is presumed to be the right attitude to have. But Jesus is extending love to the enemy and the persecutor.
The first big hurdle is the word “love”. It is not the physically-expressed love of lovers nor is it the love of close friends. It is rather an attitude of positive regard towards other people by which I wish for their well-being.
This, in fact, is the love that God has for us. It is a one-sided love in the sense that a return is not expected. God reaches out in infinite love to every single person without exception. God wishes every person to experience that love; God wishes the fullest well-being of every single person. That love of his is often not returned; it is often rejected or ignored.
But it continues unabated, like the father in the story of the prodigal son waiting for his boy to come back. The father continued to love his son even in his lowest moments of debauchery and degradation. It was the same with the people who were nailing Jesus to the cross. He prayed for them, for their being forgiven and that they might come to a realisation of just what they were doing.
In this sense, loving our enemies seems altogether reasonable. And not only not impossible but really the only thing to do.
Who are our “enemies”? First of all, they are not our enemies in the sense that we hate them or want to harm them. In that sense, Christians should have no enemies. Rather, they are people who are hostile to us. They want to harm us, take revenge on us, even destroy us, or whatever.
There are two ways we can deal with such people. We can set out to do more harm to them, to take revenge on them, or try to wipe them out completely. Or we can try and work to turn them round.
Our problem is that we tend to focus too much on ourselves and our own immediate needs and overlook the needs of others. To love as God loves is to focus more on others. We can only do this if we have a strong inner sense of security and self-acceptance. Then we are not too worried about what people say about us or do to us.
And then, too, we can turn our attention much more to the one who is hating or harming. We will begin to ask why do they have to act in this way. What is hurting inside them that drives them to such behaviour? Already we are just by thinking in this way beginning to care for our enemy and beginning to love him or her.
And is not this a much better solution to the problem? To bring peace back into that person’s life and initiate a healing process in them and between them and me.
Jesus is not at all asking us to do something “unnatural”. We do not naturally want to hate or be hated. We want to love and to be loved. We see many parts of the world where – for years – there has been a process of hatred and retaliation in a never-ending spiral of vengeance and loss of life.
The only way to break this cycle is to follow Jesus’ advice. It is not a lose-lose or lose-win situation; it is a win-win situation where everyone benefits.
To put Jesus’ teaching into effect is not a matter of strengthening our will to do something very difficult but to change our conventional thinking at the deepest level, to see things his way. Once we do that, it becomes much easier.